-‘๑’- [K]oolteens9x -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4)

Go down 
Tác giảThông điệp
[R]oN[K]eLly
Chuyên viên ẩm thực
Chuyên viên ẩm thực
[R]oN[K]eLly


Taurus Tổng số bài gửi : 132
Huy chương danh dự : cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) 48f722f76bc4a_f71288cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) 48f722f856269_f29481cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) 48f722f856269_f29481cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) 48f722f856269_f29481
Cảnh cáo :
cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) Left_bar_bleue0 / 1000 / 100cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) Right_bar_bleue


Thuộc nhóm : nguyễn hiền
Tâm trạng hiện tại : cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) 16
Tên thật : pÉ rOn nGốC
Điểm thưởng đóng góp : 66770
Lời cảm ơn : 10
Ngày gia nhập : 21/03/2009

cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) Empty
Bài gửiTiêu đề: cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4)   cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) Icon_minitime21/6/2009, 1:39 pm

Kem trà xanh - Matcha Icecream


cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) Kem%20tra%20xanh
Nếu ai lỡ không thích loại kem này thì rất khó thuyết phục, dù chỉ 1 thìa, nhưng đã thích rồi thì thành "nghiện ngập", như nàng!
Nguyên liệu:
- Sữa tươi...250g
- Lòng đỏ trứng...2 quả (size L)
- Đường bột...70g
- Matcha (bột trà xanh)...8g
- Kem tươi...125g
Cách làm:
1. Cho sữa vào đun tới khoảng 80 độ thì tắt bếp, để sữa nguội.
2. Lòng đỏ trứng dùng lồng đánh tan, cho đường và bột trà xanh vào đánh cho đến khi đường tan, hỗn hợp quánh lại .
cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) Greenteacream
3. Đổ từng chút sữa vào phần trứng đường, đánh đều lên. Cho hỗn hợp trở lại nồi, đun lửa vừa phải cho đến khoảng 83 độ C.
** Trong khi đun, dùng thìa ngoáy liên tục. Nếu đun quá nhiệt độ 83 độ C, trứng sẽ bị vón cục, vì vậy cần kiểm tra cẩn thận.
4. Dùng máy đánh trứng đánh hỗn hợp (3) cho tới khi nguội hẳn. Công đoạn này giúp đưa không khí vào hỗn hợp, làm cho kem trở nên xốp hơn.
5. Cho kem tươi ra bát, dùng máy đánh kem cho đến khi bông cứng lại, cho (4) vào kem từng chút một, đánh đều tay.
6. Đưa nguyên (5) vào tủ đá. Sau khoảng 30 phút, lấy kem từ tủ ra, dùng lồng đánh thật đều rồi lại tiếp tục cho vào tủ. Làm như vậy khoảng 3, 4 lần. Sau đó cho kem vào hộp, bảo quản trong ngăn đá.
Đưa sushi đi chơi ^_^


cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) Giay%20dep
Nàng "để dành" ở đây vài ghi nhớ cho thực đơn sushi khi mang đi dã ngoại cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) Smile
1. Sushi cuốn (Maki sushi - 巻き寿司)
- Sushi có nhân trứng cá muối cay
cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) IMG_5165
- Sushi với nhân Kanikama (crab stick), dưa chuột, rau xà lách, mayonnaise
2. Sushi vỏ đậu (Inari sushi - いなり寿司)
cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) Picnic%20sushi
- Sushi với vỏ đậu hầm nước tương, minrin, rượu sake
3. Nigiri sushi - 握り寿司
- Sushi với tôm luộc, quả bơ nạo nhuyễn, hành tây đặt lên trên
- Sushi với trứng rán.
Omochi - Bánh dày Nhật Bản


Wagashi (和菓子) là tên gọi chung cho món bánh truyền thống Nhật bản có nhân chủ yếu từ đậu và một số loại hoa quả. Vỏ bánh làm từ bột gạo, được chia làm rất nhiều loại tùy theo cách chế biến như bánh hấp, bánh nướng, bánh rán... có hình thức vô cùng bắt mắt. Nhưng đặc trưng hơn cả là bánh Omochi (お餅) với hình ảnh các chàng trai giã bột rất quen thuộc với người nước ngoài, gạo nếp được đồ lên thành xôi, cho vào một cối gỗ, 2 chàng trai cùng tham gia việc giã, 1 người phụ trách việc cầm chày, 1 người phụ trách việc đảo bột trong quá trình giã. Hình ảnh này đã gắn liền với dịp lễ hội và trở thành đặc trưng của đất nước Nhật Bản bên cạnh núi Phú Sĩ, hoa anh đào, trà đạo...Omochi được chia làm 2 loại, 1 loại có nhân ngọt và một loại không nhân thường được nướng hoặc nấu lên trước khi ăn. Ngày nay, việc giã bột vẫn được duy trì nhưng trong quá trình làm bánh tại gia, các bà nội trợ đã được trợ giúp bởi các loại bột bán sẵn, khi làm pha chế 2, 3 loại bột với nhau, tiết kiệm được thời gian thổi xôi, giã bột. Nàng viết bài này với mục đích giới thiệu cách làm nhân đậu đỏ cơ bản và cách làm bánh đơn giản nhất để các bạn ở ngoài nước Nhật có thể thực hiện được ngay mà không mất thời gian tìm kiếm các loại bột. Do vậy, cách làm bánh omochi lần này cũng rất quen thuộc với người Việt Nam mà nếu ai đã từng thưởng thức bánh dày Quán Gánh thì rất dễ dàng hình dung ra hương vị của loại bánh này.
cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) Omochi
Nhân đậu được chia làm 3 loại, nhân đậu đỏ thô (小豆つぶあん), nhân đậu đỏ mịn (小豆こしあん), nhân đậu trắng (白こしあん). Mỗi loại nhân lại được dùng ở từng loại bánh khác nhau, lần này, nàng làm nhân đậu đỏ thô và nhân đậu đỏ mịn, tuy nhiên chỉ dùng nhân đậu đỏ mịn khi làm bánh omochi.
Nguyên liệu cho nhân:
1. Nhân đậu đỏ thô
- Đậu azuki...300g
- Đường trắng...300g
2. Nhân đậu đỏ mịn
- Đậu azuki...300g
- Đường trắng...270g
*** Lượng đường này áp dụng đối với đường của Nhật, thường kém ngọt hơn so với đường ở Việt Nam.
Cách làm:
1. Phần thực hiện chung đối với cả 2 loại nhân.
- Đậu cho vào nước ngâm qua đêm cho đến khi hạt đậu mềm.
- Cho đậu vào nồi nước, luộc lửa to cho đến khi sôi thì đổ đậu ra.
- Cho đậu trở lại nồi cùng lượng nước ngập đậu, hầm nhỏ lửa cho đến khi đậu mềm. Lấy vài hạt đậu lên thìa gỗ, thử bằng cách dùng ngón tay miết hạt đậu thấy mềm mịn là được.
2. Nhân đậu đỏ thô
cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) Nhan%20tho
- Sau khi luộc đậu mềm, đổ ra rổ cho ráo nước.
- Cho đậu trở lại nồi, cho đường vào đun lửa ở mức trung bình cho đến khi đường tan quánh vào đậu là được.
*** Tránh đun lâu làm cho nhân bị khô3. Nhân đậu đỏ mịn
cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) Nhan%20min
- Sau khi đậu được luộc mềm, đổ đậu ra 1 chiếc rổ có mắt nhỏ, dùng thìa (hoặc muôi) nghiền đậu vào trong 1 nồi nước. Rửa sạch phần đậu thừa ở phần bã, bỏ bã đi.
- Đổ phần nước đậu ra 1 chiếc rổ lót miếng vải sạch, túm miếng vải lại, vắt sạch nước sẽ thu được phần đậu khô mịn.
- Cho phần đậu khô mịn vào nồi cùng với đường, đun nhỏ lửa cho đến khi đường tan chảy, quyện với đậu thành hỗn hợp mịn dẻo là được.
*** Ngoáy đều tay trong quá trình đun nhân
Vì làm bánh omochi không thường xuyên nên nàng không sắm sửa dụng cụ chuyên nghiệp (bao gồm 1 cối gỗ và 1 chày gỗ chuyên dụng) nên tận dụng nồi cơm điện làm cối và chày nhỏ dùng để giã. Gạo nếp sau khi nấu hơi dẻo so với đồ xôi bình thường, lấy chày giã mịn. Trong quá trình giã bột dẻo sẽ dính vào cối làm cho rất khó nhấc chày lên giã tiếp, chính vì vậy người phụ trách việc đảo bột sẽ nhúng tay vào nước mỗi lần đảo bột giúp cho bột không bị dính vào chày. Khi giã bột tại nhà, nàng để bên cạnh 1 bát nước, khi cảm thấy bột bắt đầu dính thì nhúng đầu chày vào bát nước rồi giã tiếp.
cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4) Cach%20goi%20banh
Xoa 1 lớp bột năng hoặc nước vào tay, lấy thìa xúc 1 chút bột lên lòng bàn tay, dàn mỏng miếng bột. Lấy thìa xúc 1 lượng vừa đủ nhân đậu đỏ mịn vào giữa, gói lại, vê hình tròn. Có miếng nàng thay quy trình bột bọc nhân bằng nhân bọc bột. Khi đó, lấy miếng wrap lót lên lòng bàn tay, xúc nhân vào giữa, dàn mỏng và cho bột vào gói lại.
Người Nhật khi ăn bánh omochi thường dùng một que tre để cắt nhỏ, và thưởng thức cùng trà xanh.
Về Đầu Trang Go down
 
cÁc mÓn nHậT đỘc đÁo(tẬp 4)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- [K]oolteens9x -‘๑’- :: KHU WĂNG BOOM :: BOX ẨM THỰC-
Chuyển đến